0975 696 148 - 0977 277 505

3 điểm khác biệt chỉ có ở dầu thủy lực và dầu công nghiệp

Trần Thị Tố Uyên 17 Tháng Một, 2018 1159 Lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Dầu thủy lực và dầu công nghiệp là loại dầu chuyên dụng dành riêng cho các hệ thống động cơ thủy lực. Khác với các loại dầu nhớt thông thường, dầu thủy lực vừa đảm bảo động cơ hoạt động tốt, vừa bảo vệ động cơ.

3 điểm khác biệt chỉ có ở dầu thủy lực – dầu công nghiệp

Dầu thủy lực không phải loại dầu nhớt được tác từ dầu thô thông thường. Đây là loại dầu được pha chế theo công nghệ đặc biệt, phù hợp với động cơ, máy móc thủy lực. Bởi thế, không thể sử dụng loại dầu nhớt khác thay cho dầu thủy lực trong vận hành động cơ thủy lực.

Dầu thủy lực có khả năng chống mài mòn tốt

Như nhiều loại dầu nhớt khác, dầu thủy lực giúp bôi trơn động cơ trước khi vận hành hoạt động. Bên cạnh đó, dầu thủy lực còn có khả năng giúp giảm ma sát giữa các động cơ khi chuyển động. Bởi thế có khả năng chống mài mòn rất tốt, hạn chế sự ăn mòn của động cơ sau hoạt động.

Đơn vị nào bán dầu thủy lực – dầu công nghiệp ở Đà Nẵng uy tín

Thông thường, động cơ công nghiệp thường sẽ bị mài mòn bởi quá trình chuyển động lâu ngày. Tuy nhiên, những động cơ thủy lực nếu sử dụng dầu thủy lực và dầu công nghiệp sẽ hạn chế được điều này. Bởi vậy, giúp làm gia tăng tuổi thọ của động cơ thủy lực và độ bền của máy móc công nghiệp.

Chống tạo bọt khí

Các loại dầu nhớt thông thường khi sử dụng sẽ phát sinh ra các bọt khí. Các bọt khí này sẽ làm giảm áp lực và áp suất trong khoang động cơ nên năng lượng sẽ bị thất thoát. Ngoài ra, sự sinh ra bọt khí sẽ làm tăng nhiệt của động cơ khiến cho tuổi thọ của động cơ giảm.

3 điểm khác biệt chỉ có ở dầu thủy lực – dầu công nghiệp

Nhưng đối với dầu thủy lực, khả năng tạo bọt khí dường như đã được khắc phục triệt để. Vì thế, khi sử dụng dầu thủy lực, năng lượng đạt được là max; đảm bảo tốc độ vận hành động cơ cao.

Dầu thủy lực và dầu công nghiệp có độ nhớt đa dạng

Điểm đặc trưng của dầu thủy lực là độ nhớt rấ đa dạng. Tùy thuộc vào độ nhớt, người ta phân ra thành nhiều loại dầu thủy lực khác nhau. Một số loại dầu thủy lực phổ biến như: dầu thủy lực 32, dầu thủy lực 10,…

3 điểm khác biệt chỉ có ở dầu thủy lực – dầu công nghiệp

Mỗi loại dầu sẽ phù hợp với từng loại động cơ khác nhau. Nên người dùng sẽ dựa vào độ nhớt của dầu để lựa chọn. Hơn nữa, độ nhớt phải phù hợp với nhiệt độ ở khu vực sử dụng máy móc. Phải lựa chọn loại có độ nhớt phù hợp với nhiệt độ sẽ không làm giảm độ nhớt; thuận lợi cho vận hành động cơ.

Dầu thủy lực và dầu công nghiệp là loại dầu chuyên dụng. Bởi thế chọn một loại dầu nhớt thông thường để thay thế là không thể. Bạn phải chọn đúng loại dầu thủy lực phù hợp với động cơ máy thủy lực. Có như vậy, động cơ mới hoạt động bền bỉ và đảm bảo tuổi thọ máy.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp dầu thủy lực và dầu công nghiệp. Bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín, được khách hàng đánh giá cao. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu dầu thủy lực giá bao nhiêu để chủ động trong quá trình mua bán.

Xem bảng báo giá chi tiết tại đây:

Câu hỏi thường gặp

Thay dầu thủy lực định kỳ như thế nào?

Quá trình thay dầu thủy lực định kỳ là một công việc bảo dưỡng vô cùng cần thiết. Nó giúp đảm bảo hệ thống thủy lực hoạt động ổn định, hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Nếu quá trình thay dầu này được thực hiện đúng cách sẽ giúp loại bỏ các tạp chất, mạt sắt, các chất ô nhiễm khác và bổ sung dầu mới, đảm bảo độ nhớt và các tính năng bôi trơn cần thiết.
- Tần suất thay dầu:
Tần suất thay dầu thủy lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Loại dầu thủy lực: Dầu tổng hợp thường có tuổi thọ cao hơn dầu khoáng.
+ Điều kiện làm việc: Nhiệt độ môi trường, tải trọng, bụi bẩn...
+ Thời gian sử dụng: Máy mới thường lâu cần thay dầu hơn so với máy cũ.
+ Khuyến cáo của nhà sản xuất: Thông thường, tần suất thay dầu thủy lực dao động từ 2000 đến 4000 giờ làm việc. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo.
Trên thực tế, thời gian thay dầu thủy lực định kỳ hoàn toàn có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn do những yếu tố trên và cách sử dụng của người dùng.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, nếu quan sát thấy những dấu hiệu sau thì bạn cần tiến hành thay dầu càng sớm càng tốt, cụ thể:
+ Dầu bị đổi màu, sậm màu, có váng hoặc cặn.
+ Dầu quá đặc hoặc quá loãng.
+ Dầu có mùi khét, mùi cháy.
+ Hệ thống xuất hiện những âm thanh bất thường khi vận hành
+ Hiệu suất làm việc của hệ thống giảm.
- Quy trình thay dầu thủy lực cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị: Chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: cờ lê, ống hút dầu, phễu, thùng chứa dầu cũ, loại dầu thủy lực mới đúng chủng loại và dung tích.
Sau đó, ngắt nguồn điện và các đường ống dẫn dầu vào hệ thống thủy lực. Để hệ thống nguội hoàn toàn trước khi tiến hành thay dầu.
Bước 2: Tháo dầu cũ:
Mở nắp bình chứa dầu và xả hết dầu cũ vào thùng chứa. Sau đó, tháo tấm lọc dầu ra ngoài, vệ sinh thật sạch sẽ. Tốt nhất nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Bước 3: Lắp ráp lại:
Lắp đặt lại lọc dầu mới. Đổ dầu mới vào bình chứa đến mức quy định.
Bước 4: Khởi động và kiểm tra:
Khởi động hệ thống và kiểm tra các đường ống có bị rò rỉ hay không. Khởi động lại và kiểm tra mức độ hao hụt của dầu trong hệ thống.
Quá trình thay dầu thủy lực cần thực hiện đúng lúc, chọn đúng loại dầu có chỉ số độ nhớt thay thế cho phù hợp. Ngoài ra, toàn bộ quy trình thay dầu thủy lực cần diễn ra đúng cách, giúp bảo vệ hệ thống hoạt động ổn định và an toàn.

Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dầu thủy lực như thế nào?

Dầu thủy lực đạt chất lượng cao sẽ giúp đảm bảo hiệu suất làm việc và tuổi thọ của hệ thống thủy lực. Để đánh giá chất lượng dầu thủy lực, người ta thường dựa vào các tiêu chuẩn sau:
1. Độ nhớt (Viscosity)
Chỉ số độ nhớt cho biết khả năng thay đổi độ nhớt của dầu theo nhiệt độ. Dầu có chỉ số VI cao sẽ ổn định hơn trước sự thay đổi nhiệt độ.
Ngoài ra, chỉ số độ nhớt động học (VG) là độ nhớt của dầu ở một nhiệt độ nhất định. Độ nhớt phù hợp sẽ đảm bảo khả năng bôi trơn và truyền lực của hệ thống.
2. Chỉ số oxy hóa
Chỉ số này cho biết khả năng chống oxy hóa của dầu. Dầu có chỉ số oxy hóa cao sẽ ít bị oxy hóa hơn, giúp kéo dài tuổi thọ của dầu và giảm thiểu sự hình thành cặn bẩn.
3. Điểm đông đặc
Là nhiệt độ thấp nhất mà dầu vẫn còn giữ được tính lưu động. Dầu có điểm đông đặc thấp sẽ hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp
4. Điểm chớp cháy
Là nhiệt độ thấp nhất mà dầu sẽ bắt lửa khi tiếp xúc với ngọn lửa. Dầu có điểm chớp cháy cao sẽ an toàn hơn trong quá trình sử dụng.
5. Độ sạch
Dầu thủy lực phải sạch, không chứa lẫn các tạp chất khác như nước, bụi bẩn, mạt sắt...
6. Tính ổn định hóa học
Dầu thủy lực phải có tính ổn định hóa học cao, không bị phân hủy dưới tác động của nhiệt độ, áp suất và các yếu tố môi trường khác.
7. Khả năng chống mài mòn
Bên cạnh đó, dầu cần phải có khả năng tạo ra một lớp màng bôi trơn bảo vệ các bề mặt kim loại tiếp xúc, giảm ma sát và mài mòn.
8. Khả năng tách nước
Khả năng tách nước tốt của dầu giúp ngăn ngừa sự hình thành các emulsion (hỗn hợp dầu và nước) gây hại cho hệ thống.
Bên cạnh những tiêu chuẩn trên thì dầu chất lượng còn cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế sau:
+ ISO 6743-4: Tiêu chuẩn về dầu thủy lực.
+ DIN 51524: Tiêu chuẩn của Đức về dầu thủy lực.
Để kiểm tra được chất lượng của dầu chất lượng đạt chuẩn, bạn cần quan sát màu sắc độ trong của dầu, kiểm tra độ nhớt, điểm chớp cháy và độ sạch của dầu. Việc sử dụng dầu thủy lực chất lượng tốt sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của hệ thống, giảm chi phí bảo trì và nâng cao hiệu suất làm việc.
Nếu bạn cần mua Dầu thủy lực chất lượng chuẩn chính hãng, xin mời ghé ngay đến cửa hàng Vinafujico hoặc gọi ngay vào số Hotline của chúng tôi để được tư vấn ngay nhé.

Làm sao để kiểm tra dầu thủy lực bị ô nhiễm?

Dầu thủy lực khi sử dụng lâu dài có thể bị ô nhiễm. Dầu ô nhiễm sẽ gây ra nhiều vấn đề như mài mòn các bộ phận, giảm hiệu suất làm việc, nếu để lâu ngày có thể gây hỏng hóc toàn bộ hệ thống.
Vậy, làm thế nào để phát hiện ra dầu thủy lực đã bị ô nhiễm?
1. Kiểm tra bằng mắt thường:
+ Màu sắc: Dầu thủy lực mới có màu hơi vàng hoặc màu trong suốt. Nếu dầu chuyển sang màu đen, nâu hoặc có váng thì rất có thể đã bị ô nhiễm.
+ Dầu bị ô nhiễm thường xuất hiện các hạt lơ lửng, bị vẩn đục, giảm độ trong.
+ Định kỳ kiểm tra mức dầu có bị rò rỉ hoặc tiêu hao quá nhanh hay không, nếu có thì chứng tỏ đã có vấn đề bên trong hệ thống.
2. Kiểm tra bằng các dụng cụ:
+ Nhúng que thử độ ẩm vào dầu để kiểm tra xem dầu có lẫn nước hay không.
+ Dùng nam châm để kiểm tra xem có các hạt kim loại mài mòn lẫn trong dầu hay không.
+ Lấy một mẫu dầu nhỏ vào ống nghiệm, để lắng trong vài phút rồi soi bằng đèn pin để quan sát các hạt cặn.
3. Phân tích dầu:
Gửi mẫu dầu đến các phòng thí nghiệm chuyên ngành để phân tích các chỉ số như độ nhớt, độ axit, hàm lượng nước, các hạt ô nhiễm...
Bên cạnh những cách kiểm tra trên thì bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết được dầu đã bị ô nhiễm thông qua các dấu hiệu như:
+ Dầu bị ô nhiễm có thể gây ra ma sát lớn, dẫn đến hệ thống tạo ra tiếng ồn và rung lắc.
+ Khi dầu bị ô nhiễm, sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt, gây tăng nhiệt độ dầu.
+ Giảm hiệu suất bơm, gây ra sự biến động áp suất.
+ Có thể dẫn đến hỏng các gioăng và phớt, gây rò rỉ dầu.
+ Các hạt ô nhiễm trong dầu có thể gây mài mòn các bộ phận của hệ thống.
Sở dĩ, dầu bị ô nhiễm có thể do tác động từ bụi bẩn, hóa chất từ môi trường, hay những hạt kim loại từ các bộ phận bị mài mòn xâm nhập vào. Cũng có thể do dầu bị oxy hóa và bị phân hủy...
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế bằng cách thường xuyên kiểm tra thăm dầu và tuân thủ theo đúng lịch kiểm tra định kỳ. Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống để tránh rò rỉ và mài mòn. Đồng thời, luôn sử dụng dầu chính hãng được mua từ các địa chỉ đáng tin cậy như tại Vinafujico để có chính sách ưu đãi và bảo hành tốt nhất nhé.

Dầu công nghiệp có độc hại không?

Dầu công nghiệp có độc hại hay không là câu hỏi thắc mắc chung được rất nhiều người dùng quan tâm. Dầu công nghiệp có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mức độ độc hại và tác động của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Loại dầu: Các loại dầu công nghiệp khác nhau có thành phần hóa học khác nhau, dẫn đến mức độ độc hại khác nhau.
+ Mức độ tiếp xúc: Tiếp xúc trực tiếp với dầu, hít phải hơi dầu hoặc nuốt phải dầu đều có thể gây hại cho sức khỏe.
+ Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng lâu thì nguy cơ gây hại càng cao.
Nếu dầu công nghiệp tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây viêm da, kích ứng da, thậm chí là ung thư da nếu tiếp xúc thường xuyên, lâu dài. Nếu vô tình hít hay nuốt phải có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và phổi, gây buồn nôn, tiêu chảy, tổn thương nội tạng. Nghiêm trọng hơn là tử vong.
Chính vì vậy, khi tiếp xúc với dầu công nghiệp cần:
+ Sử dụng trang thiết bị bảo hộ: Găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ
+ Vệ sinh cá nhân: Tắm gội sạch sẽ sau khi làm việc, thay quần áo bị dính dầu.
+ Làm việc trong môi trường thông thoáng: Đảm bảo thông gió tốt để giảm thiểu nồng độ hơi dầu trong không khí.
+ Bảo quản dầu đúng cách: Để dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt.
+ Đặc biệt không ăn, uống hoặc hút thuốc khi làm việc với dầu, tránh việc dầu dính ở đâu đó và chúng ta trực tiếp đưa thẳng vào cơ thể.
Tóm lại, dầu công nghiệp có thể gây hại cho sức khỏe nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách. Nếu tuân thủ đúng các biện an toàn thì dầu hoàn toàn đem lại nhiều lợi ích trong hiệu suất làm việc của hệ thống thủy lực.

Nguyễn Văn Tuấn - Chief Executive Officer

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

TƯ VẤN 24/7

SẢN PHẨM ĐA DẠNG

UY TÍN HÀNG ĐẦU

(Hỗ trợ 24/7)

Mr Tuấn 0975 696 148

Mr Tước 0977 277 505

NHẬN TIN KHUYẾN MẠI

BẠN LÀ KHÁCH HÀNG MỚI?

NHẬN NGAY VOUCHER TRỊ GIÁ 120.000 VND
NHẬN NGAY NHỮNG ƯU ĐÃI HẤP DẪN VÀ CÁC XU HƯỚNG MỚI NHẤT