0975 696 148 - 0977 277 505

Lựa chọn sử dụng dầu thủy lực 32, 46 hay 68?

Tuan Nguyen 25 Tháng tư, 2016 1889 Lượt xem

4.9/5 - (268 bình chọn)

Bạn đang băn khoăn nên sử dụng dầu thủy lực có độ nhớt 32, 46 hay 68 để phù hợp và nâng cao hiệu suất làm việc của thiết bị? Do Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới cho nên theo khuyến cáo của các nhà sản xuất dầu thủy lực và các hãng máy khuyến cáo nên sử dụng các sản phẩm dầu thủy lực có độ nhớt ISO bao nhiêu là phù hợp nhất. Nhưng điều kiện làm việc của máy móc như nào thì chọn độ nhớt 32, chọn 46 và 68 mời các bạn tham khảo bài viết sau của Dauthuyluc.org.vn để lựa chọn được độ nhớt phù hợp nhất nhé.

Bài viết liên quan:

dầu thủy lực 32

Dầu nhớt thủy lực được coi là “máu” của hệ thống thủy lực vì nó lưu thông tuần hoàn bên trong hệ thống, làm nhiệm vụtruyền tải năng lượng, bôi trơn, làm mát, đảm bảo độ kín. Ngoài ra dầu thủy lực còn đóng vai trò giảm chấn, làm sạch cho các chi tiết mà nó đi qua. Việc thay nhớt định kỳ, đúng cách và đúng loại giúp máy móc hoạt động mượt mà ổn định duy trì hiệu suất làm việc, tiết kiệm nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ cho máy móc.

Các yếu tố để lựa chọn dầu thủy lực:

Thông thường, dầu thủy lực được lựa chọn trên các yếu tố chính sau:

– Độ nhớt yêu cầu

– Nhiệt độ vận hành có yêu cầu dầu chống cháy không

– Khuyến cáo của nhà sản xuất máy

– Tính tương thích với vật liệu trong hệ thống

– Môi trường nơi hệ thống vận hành.

– Nguồn gốc, thương hiệu sản phẩm dầu thủy lực

– Tính tương thích với vật liệu trong hệ thống thủy lực

– Giá thành sản phẩm, chi phí thay dầu

– Các ưu điểm của dầu như: tuổi thọ dầu cao, khả năng chống oxi hóa, tách khí, chống tạo bọt.

=> Môi trường nơi máy móc thiết bị sử dụng và các yêu cầu của bộ phận thủy lực sử dụng trong hệ thống truyền động thủy lực quyết định việc lựa chọn loại độ nhớt sao cho phù hợp.

Có rất nhiều yêu cầu chất lượng khác nhau đối với dầu thủy lực nhưng điều quan trọng nhất trong số đó là độ nhớt của dầu phải không thay đổi nhiều với sự thay đổi của nhiệt độ.

Nếu độ nhớt của dầu lựa chọn quá cao?

– Ma sát trượt tăng lên, phát sinh ra nhiệt và tổn thất năng lượng lớn.

– Tổn thất trong mạch dầu tăng lên và tổn thất áp suất cũng tăng lên.

Nếu độ nhớt của dầu lựa chọn quá nhỏ?

– Rò rỉ trong bơm sẽ tăng lên, hiệu suất thể tích không đạt được và do đó áp suất làm việc yêu cầu không đáp ứng được.

– Do có sự rò rỉ bên trong của các valve điều khiển, xy lanh sẽ bị thu lại dưới tác dụng của phản lực, còn motor không thể sản ra đủ mô-men yêu cầu trên trục quay.

Độ nhớt của dầu thủy lực là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tiêu hao nhiên liệu của hệ thống thủy lực. Dầu thủy lực có độ nhớt quá cao thường gây cản thủy động lớn. Điều này tương tự như việc bạn khuấy trong một cốc nước chanh sẽ nhẹ hơn nhiều so với việc khuấy bột trẻ em. Cản tăng đồng nghĩa với việc hệ thống sẽ tốn nhiều công hơn để vận hành.

Xem thêm: 

Công dụng của dầu thủy lực:

Dầu thủy lực có tác dụng bôi trơn, tăng tuổi thọ của thiết bị, dầu thủy lực là loại dầu được sử dụng trong các hệ thống thủy lực có tác dụng truyền tải năng lượng, chống oxy hóa, Chống ăn mòn, Chống gỉ, Chống tạo cặn, tăng chỉ số độ nhớt, chống tạo bọt, chống tạo nhũ khi nhiễm nướcvà tẩy rửa.

Ngoài ra dầu thủy lực còn có tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát giúp cho sự chuyển động giữa các thành phần được trơn tru, hiệu quả hơn.

Nếu không thay dầu thủy lực đúng kỳ tạp chất từ bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong hệ thống sinh ra nhiều cặn bẩn khiến máy móc bị mài mòn, sinh ra hỏng hóc hệ thống nếu để lâu dài sẽ làm hỏng máy và thậm chí gây nguy hiểm cho người vận hành.

Chú ý khi lựa chọn dầu thủy lực:

Việc đầu tiên chúng ta cần xem khuyến cáo của nhà sản xuất xem họ khuyến cáo sử dụng loại dầu gì? độ nhớt bao nhiêu từ đó ta chọn cho mình một sản phẩm dầu thủy lực để sử dụng, nếu không có loại đó chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm có phẩm cấp chất lượng tương đương của các thương hiệu uy tín như: Shell, Mobil, Total, PV Oil, Castrol.

dầu thủy lực 46

Chúng ta cần lựa chọn các sản phẩm dầu thủy lực có độ nhớt phù hợp:

Tùy vào từng loại máy, điều kiện vận hành, sản xuất mà chúng ta có thể chọn dầu thủy lực có độ nhớt sao cho phù hợp nhất. Đối với các hệ thống thủy lực thông thường chúng ta lựa chọn dầu thủy lực gốc khoáng có độ nhớt theo tiêu chuẩn ISO VG 32, 46, 68 với chỉ số độ nhớt HVI 95-105 đối với hệ thống thủy lực làm việc trong điều kiện khắc nghiệt lựa chọn dầu có HVI >120.

Ngoài ra các chuyên gia còn khuyến cáo lựa chọn dầu thủy lực theo thời tiết, nhiệt độ nơi thiết bị làm việc, bởi vì độ nhớt của dầu sẽ thay đổi theo nhiệt độ cụ thể nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm và ngược lại vì vậy vùng nóng ta chọn dầu có độ nhớt cao, vùng lạnh chọn dầu có độ nhớt thấp: Vì vậy nếu là vùng nhiệt đới: Sử dụng dầu thủy lực ISO VG 46, 68 – Độ nhớt 46, 68 (aw 46, 68); Vùng ôn đới: Sử dụng dầu thủy lực ISO VG 32 – độ nhớt 32 (aw 32).

Nếu hệ thống thủy lực làm việc ở nhiệt độ cao như trong các doanh nghiệp thép cần loại dầu thủy lực gốc nước có khả năng chống cháy để đảm bảo an toàn sản xuất.

Chọn dầu thủy lực dựa vào điều kiện làm việc của máy:

Đối với các hệ thống thủy lực làm việc dưới các điều kiện khó khăn nhất như là trong máy công cụ, các máy phun khuân, máy ép và các ứng dụng thủy lực di động, các hệ thống thủy lực làm việc trong điều kiện áp lực và nhiệt độ cao thì sử dụng dầu thủy lực gốc khoáng thông thường chống mài mòn như:

Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn sản phẩm dầu thủy lực SHL (như hình phía dưới) đây là thương hiệu dầu nhớt hàng đầu Hàn Quốc, Sản phẩm này dùng phổ biến cho các ứng dụng thủy lực công nghiệp, xây dựng và hàng hải  được các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam sử dụng rất phổ biến hiện nay với ưu điểm nổi bật: chất lượng cao, giá thành rất hợp lý đang là sự lựa chọn số 1 hiện nay.

Đối với các ứng dụng trong các hệ thống thủy lực đặc biệt nhạy cảm với sự hình thành cặn lắng và hoạt động ở điều kiện nhiệt độ và áp lực cao, các hệ thống thủy lực có nguy cơ bị nhiễm bẩn bởi môi trường và nước thì khuyến cáo nên sử dụng dầu thủy lực chống mài mòn không tro các loại dầu này có khả năng khử nhũ tách nước tuyệt vời.

Các loại dầu thủy lực trên thị trường hiện nay được bày bán rất nhiều: dầu thủy lực 32, dầu thủy lực 46, dầu thủy lực 68… mỗi thương hiệu dầu đều có những thế mạnh riêng và những ưu điểm nổi trội khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng.  Tại thị trường Việt Nam các sản phẩm dầu thủy lực do Shell sản xuất được đông đảo khách hàng sử dụng và đều cho phản hồi tốt về chất lượng. Đáp ứng nhu cầu sử dụng dầu thủy lực hiện nay, các hãng sản xuất đã cho ra đời nhiều loại dầu thủy lực tốt nhất để phục vụ công việc sản xuất của doanh nghiệp. Tùy vào nhu cầu và mục đích và điều kiện vận hành, thời tiết khí hậu nơi máy móc sử dung, mà sử dụng dầu thủy lực 32, dầu thủy lực 46, dầu thủy lực 68 phù hợp phục vụ tốt nhất cho công việc sản xuất. Ngoài ra, bạn nên xem xét giá thị trường giá dầu thủy lực 32, giá dầu thủy lực 68 để mua đượng những mặt sản phẩm tốt, chất lượng và giá cả tốt nhất.

Một số sản phẩm dầu thủy lực phổ biến các bạn có thể tham khảo như sau:

Xem thêm: Dầu nhớt nào dùng cho máy nén khí tốt nhất

dầu thủy lực 68

Để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn về việc chọn mua được 1 sản phẩm dầu thủy lực ưng ý. Quý khách hàng đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo các số điện thoại dưới đây :

Mọi thông tin tư vấn và đặt hàng, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH VINAFUJICO

CS 1 : Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

CS 2: ​Đường 308, Phú Mỹ, Tự Lập, Mê Linh, Hà Nội

CS 3: ​KCN Phố Nối B, Mỹ Hào, Hưng Yên

CS 4: KCN Mỹ Xuân, Tân Thành, Vũng Tàu

 Hotline: 0975 696 148 – 0977 277 505

Chi nhánh miền nam liên hệ: 0975 696 148:

 Email: nguyentuan991987@gmail.com

Câu hỏi thường gặp

Dầu thủy lực là gì?

Dầu thủy lực là một loại chất lỏng đặc biệt được sử dụng trong các hệ thống thủy lực. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải áp lực, chuyển động và năng lượng để điều khiển các thiết bị cơ khí.
1. Chức năng chính
Dầu thủy lực được bơm vào hệ thống thủy lực dưới áp suất cao, tạo ra lực tác động lên các piston và xi lanh giúp điều khiển hoạt động trơn tru của máy móc. Đồng thời, dầu giúp tạo ra một lớp màng mỏng giữa các bề mặt kim loại tiếp xúc, giảm ma sát, chống mài mòn, giúp các bộ phận hoạt động trơn tru và bền bỉ hơn.
Trong quá trình hoạt động, dầu thủy lực hấp thụ nhiệt sinh ra trong quá trình hoạt động của hệ thống, giúp làm mát các bộ phận và ngăn ngừa tình trạng quá nhiệt. Góp phần bảo vệ các bộ phận kim loại khỏi bị ăn mòn, rỉ sét và các tác động xấu từ môi trường.
2. Thành phần
Dầu thủy lực có thành phần từ:
+ Dầu gốc: Có thể là dầu gốc khoáng hoặc dầu tổng hợp.
+ Phụ gia: Tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu sử dụng mà mỗi hãng sẽ thiết kế gia công thêm phụ gia, giúp trang bị thêm cho dầu những tính năng riêng biệt như khả năng chống mài mòn, chống oxy hóa, chống tạo bọt, chống tách nước...
Ngày nay, dầu thủy lực được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: cơ khí, xây dựng, hàng hải, nông lâm nghiệp,...
Dầu thủy lực là một thành phần quan trọng trong các hệ thống thủy lực, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải năng lượng, bôi trơn và bảo vệ các bộ phận máy móc. Việc lựa chọn và sử dụng đúng loại dầu thủy lực sẽ giúp đảm bảo hiệu suất làm việc của hệ thống, kéo dài tuổi thọ của máy móc và giảm chi phí bảo trì.
Để có thể chọn được đúng loại dầu thủy lực phù hợp với hệ thống máy móc và điều kiện vận hành, nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính thì bạn đừng quên gọi ngay vào số Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé. Tổng đài của Vinafujico luôn sẵng sàng tư vấn hoàn toàn miễn phí 24/7.

Có bao nhiêu loại dầu thủy lực hiện nay?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dầu thủy lực khác nhau, được phân loại dựa theo các tiêu chí như thành phần, tính năng, và ứng dụng.
1. Phân loại theo thành phần
+ Dầu thủy lực gốc khoáng: Đây là loại dầu phổ biến nhất, được sản xuất từ dầu thô tinh luyện. Giá cả hợp lý, tính ứng dụng cao.
+ Dầu thủy lực gốc tổng hợp: Được sản xuất từ các hợp chất hóa học tổng hợp, có độ ổn định nhiệt cao hơn, khả năng chịu tải tốt hơn và tuổi thọ dài hơn so với dầu khoáng. Tuy nhiên, giá thành cao hơn.
+ Dầu thủy lực sinh học: Được lấy nguyên liệu từ các nguồn tái tạo như thực vật hoặc động vật, thân thiện với môi trường và dễ phân hủy sinh học.
2. Phân loại theo tính năng:
+ Dầu thủy lực chống mài mòn: Chứa các phụ gia đặc biệt giúp giảm ma sát và mài mòn giữa các bề mặt tiếp xúc.
+ Dầu thủy lực chống oxy hóa: Chống lại quá trình oxy hóa, giúp kéo dài tuổi thọ của dầu.
+ Dầu thủy lực chống tạo bọt: Ngăn chặn sự hình thành bọt khí trong dầu, đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống.
+ Dầu thủy lực chống rỉ sét: Bảo vệ các bộ phận kim loại khỏi bị rỉ sét.
+ Dầu thủy lực chống cháy: Được sử dụng trong các môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, như ngành hàng không vũ trụ.
3. Phân loại theo ứng dụng:
+ Dầu thủy lực cho hệ thống thủy lực công nghiệp: Sử dụng trong các máy móc công nghiệp như máy ép, máy cắt, máy CNC...
+ Dầu thủy lực cho hệ thống thủy lực di động: Sử dụng trong các máy móc xây dựng, máy nông nghiệp...
+ Dầu thủy lực cho hệ thống thủy lực đặc biệt: Sử dụng trong các điều kiện làm việc khắc nghiệt, như nhiệt độ cao, áp suất cao.
4. Phân loại theo tiêu chuẩn
Hiện nay, có một số tiêu chuẩn dầu thủy lực để chúng ta có thể phân loại như:
+ Tiêu chuẩn ISO 6743-4: Phân loại dầu thủy lực theo cấp chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác.
+ Tiêu chuẩn DIN 51524: Phân loại dầu thủy lực theo độ nhớt và các tính năng khác.
Để lựa chọn được loại dầu thủy lực phù hợp nhất, bạn hãy gọi ngay vào số Hotline của chúng tôi để nhận tư vấn ngay hôm nay nhé.

Sự khác biệt giữa các loại dầu thủy lực ISO VG 32, 46 và 68 như thế nào?

Dầu thủy lực ISO VG 32, 46 và 68 đều là những loại dầu thủy lực chất lượng, đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng khác nhau ở các con số biểu thị chỉ số độ nhớt.
ISO VG là viết tắt của International Organization for Standardization Viscosity Grade, chỉ số độ nhớt quốc tế. Các con số 32, 46, 68 đại diện cho độ nhớt động học của dầu ở nhiệt độ 40°C, đo bằng đơn vị centiStokes (cSt).
Độ nhớt, có thể hiểu là thước đo độ nhớt dính của một chất lỏng. Nói đơn giản, độ nhớt càng cao, chất lỏng càng dày đặc và khó chảy. Chúng ta cùng so sánh 3 loại dầu thủy lực này nhé:
Tính năng ISO VG 32 ISO VG 46 ISO VG 68
Độ nhớt Thấp nhất Trung bình Cao nhất
Khả năng tạo màng dầu Thấp Trung bình Cao
Khả năng chịu tải Thấp Trung bình Cao
Khả năng chống mài mòn Tốt Rất tốt Tuyệt vời
Ứng dụng Nhiệt độ thấp, tốc độ cao, tải trọng nhẹ Điều kiện bình thường Nhiệt độ cao, tải trọng nặng, tốc độ thấp
Từ đó, có thể rút ra kết luận ứng dụng cụ thể cho 3 loại dầu thủy lực nêu trên:
+ ISO VG 32: Thích hợp cho các hệ thống hoạt động ở nhiệt độ thấp, yêu cầu độ nhạy và chính xác cao.
+ ISO VG 46: Là lựa chọn phổ biến nhất, phù hợp với hầu hết các ứng dụng thủy lực.
+ ISO VG 68: Thích hợp cho các hệ thống hoạt động ở nhiệt độ cao, tải trọng nặng, yêu cầu độ bền cao.
Tùy vào nhu cầu sử dụng và điều kiện thực tế của hệ thống máy móc mà chúng ta cần cân nhắc đến loại dầu thủy lực phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm khuyến nghị của nhà sản xuất được dán trên bao bì máy móc, thiết bị để giúp lựa chọn đúng loại dầu thủy lực có độ nhớt tương xứng.
Nói tóm lại, độ nhớt của dầu thủy lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của hệ thống. Chọn dầu thủy lực quan trọng nhất là phải phù hợp với hệ thống máy móc và thiết bị cửa hệ thống. Vì dầu thủy lực sẽ tác động trực tiếp đến hiệu suất làm việc, kéo dài tuổi thọ và độ bền cho thiết bị.
Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết cách chọn loại dầu nào thì đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi nhé.

Khi nào cần thay dầu thủy lực?

Trong quá trình sử dụng, sẽ đến lúc chúng ta cần phải thay dầu thủy lực. Việc thay dầu định kỳ là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu suất làm việc ổn định và kéo dài tuổi thọ của hệ thống thủy lực.
Bạn có thể lưu ý thời gian thay dầu theo quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khi quan sát thấy một trong các biểu hiện dưới đây nhé:
1. Thời gian:
Mỗi loại dầu thủy lực và hệ thống thủy lực sẽ có khuyến cáo riêng về thời gian thay dầu. Thông thường, khoảng thời gian thay dầu dao động từ 2000 đến 5000 giờ hoạt động. Tuy nhiên, mốc thời gian này hoàn toàn có thể tăng giảm vì nó tùy thuộc vào điều kiện làm việc và điều kiện vận hành thực tế.
2. Quan sát màu sắc và độ trong suốt của dầu:
+ Màu sắc thay đổi: Dầu thủy lực mới thường có màu trong suốt hoặc vàng nhạt. Khi dầu bị ô nhiễm, bị oxy hóa hoặc phân hủy, màu sắc sẽ chuyển sang màu sẫm hơn, thậm chí có thể xuất hiện các vẩn đục.
+ Độ nhớt thay đổi: Nếu dầu quá đặc hoặc quá loãng, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng bôi trơn và làm mát của dầu.
3. Xuất hiện tiếng ồn bất thường:
+ Tiếng kêu, rít: Khi dầu bị ô nhiễm hoặc giảm độ nhớt, các bộ phận trong hệ thống thủy lực sẽ ma sát với nhau gây ra tiếng ồn.
+ Tiếng gõ: Có thể do các mảnh vụn hoặc cặn bẩn trong dầu gây ra.
4. Rò rỉ dầu:
Nếu quan sát thấy dầu bị rò rỉ thì đó có thể do gioăng bị hỏng, ống dẫn bị nứt hoặc do áp suất trong hệ thống quá cao.
5. Nhiệt độ hệ thống tăng cao:
Nếu dầu bị ô nhiễm hoặc giảm khả năng làm mát, nhiệt độ của hệ thống sẽ tăng cao, gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
6. Hiệu suất làm việc giảm:
Khi chúng ta thấy máy móc hoạt động chậm hơn bình thường, lực đẩy xilanh giảm, các van phản ứng chậm... thì đó cũng là dấu hiệu cảnh báo cần thay dầu.
Dầu thủy lực sẽ chịu tác động của rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn, vi khuẩn, thời gian vận hành, môi trường làm việc... Cho nên, chúng ta cần tuân thủ đúng thời gian thay dầu cần thiết. Nó sẽ giúp bảo vệ hệ thống thủy lực, giảm thiểu chi phí bảo trì và tăng tuổi thọ của máy móc.
Nếu bạn không chắc chắn về thời điểm và cách thức thay dầu thủy lực, hãy liên hệ với nhà sản xuất hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực này như tại cửa hàng chuyên cung cấp dầu thủy lực uy tín hàng đầu tại Hà Nội - Vinafujico để được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé.

Nguyễn Văn Tuấn - Chief Executive Officer

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

TƯ VẤN 24/7

SẢN PHẨM ĐA DẠNG

UY TÍN HÀNG ĐẦU

(Hỗ trợ 24/7)

Mr Tuấn 0975 696 148

Mr Tước 0977 277 505

NHẬN TIN KHUYẾN MẠI

BẠN LÀ KHÁCH HÀNG MỚI?

NHẬN NGAY VOUCHER TRỊ GIÁ 120.000 VND
NHẬN NGAY NHỮNG ƯU ĐÃI HẤP DẪN VÀ CÁC XU HƯỚNG MỚI NHẤT