Hóa chất tẩy màu nước thải
Gọi ngay để có giá tốt: 0975 696 148
Gọi ngay để có giá tốt: 0977 277 505
- 20901
- 17290
- 12708
- 12533
Công ty TNHH Vinafujico nhà phân phối hóa chất khử màu nước thải chính hãng giá rẻ, giao hàng miễn phí khu vực miền bắc.
Hóa chất khử màu nước thải nhằm mục đích phá các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước thải thường là các mạch vòng Benzen có trong nước thải rỉ rác, dệt nhuộm, sản xuất cồn, sản xuất dược phẩm.
Hóa chất tẩy màu nước thải
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm gồm có các chất ô nhiễm chính: Nhiệt độ cao, các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi; Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3… các loại thuốc nhuộm, các chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng tùy thuộc loại vải, màu và chủ yếu đi vào nước thải của các công đoạn sản xuất.
Nước thải dệt nhuộm luôn dao động rất lớn về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm, thay đổi theo mùa, theo loại hàng sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, các đặc trưng ô nhiễm của nước thải công nghiệp dệt nhuộm ở Việt Nam gồm: pH = 9,0 – 14,0; BOD = 150 – 620 mg/L; COD = 570 – 4200 mg/L; TSS = 800 – 1100 mg/L; Độ màu= 1000- 2500 (Pt-Co).
Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm, về cơ bản qua các bước sau: Tách rác – Xử lý hóa học – Xử lý hóa lý – Xử lý sinh học –Lọc thô – Khử trùng – Xả ra nguồn tiếp nhận. Có một vài đơn vị đưa ra công nghệ vi sinh trước hóa lý sau cho dệt Phong Phú, dệt Phước Long nhưng hệ thống hoạt động không hiệu quả lắm.
Các phương pháp hóa học, hóa lý truyền thống để xử lý nước thải dệt nhuộm là trung hòa điều chỉnh pH, đông keo tụ, hấp phụ, oxy hóa. Tuy nhiên, độ màu và một số chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước thải dệt nhuộm rất khó xử lý, gây màu tối cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan.
Mọi thông tin tư vấn và đặt hàng, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH VINAFUJICO
CS 1 : Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.
CS 2: Đường 308, Phú Mỹ, Tự Lập, Mê Linh, Hà Nội.
Hotline: 0975 696 148
Email: nguyentuan991987@gmail.com
Website: Dauthuyluc.org.vn
Câu hỏi thường gặp
Các loại hóa chất tẩy màu nước thải công nghiệp phổ biến nhất là gì?
Nước thải công nghiệp là nước được thải ra từ các nhà máy công nghiệp, phổ biến nhất là ngành nhuộm, may mặc, làm giấy. Nó thường chứa hàm lượng lớn chất tạo màu hữu cơ. Cho nên, trước khi thải ra moi trường nó cần phải được xử lý theo đúng quy trình đạt tiêu chuẩn xả thải. Quy trình này cần sử dụng hóa chất tẩy màu. Có thể tham khảo một số loại hóa chất tẩy màu nước thải phổ biến nhất dưới đây:
1. Hóa chất oxy hóa:
+ Chlor: Đây là một trong những hóa chất tẩy màu phổ biến nhất. Chlor có khả năng oxy hóa mạnh, phá vỡ các liên kết hóa học trong phân tử màu, làm mất màu. Tuy nhiên, chlor cũng tạo ra các hợp chất hữu cơ clo hóa, có thể gây độc cho môi trường.
+ Ozone: Ozone là một chất oxy hóa mạnh, có khả năng phá hủy hầu hết các hợp chất hữu cơ gây màu. Ozone không tạo ra các sản phẩm phụ độc hại như chlor.
+ Hydrogen peroxide: Là một chất oxy hóa mạnh. Nó có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ gây màu thành các sản phẩm vô hại như nước và oxy.
+ Kali permanganat: Có khả năng oxy hóa mạnh, thường được sử dụng để xử lý nước thải có màu đậm.
2. Hóa chất khử:
+ Sulfur dioxide: Được sử dụng để khử màu các hợp chất hữu cơ có chứa nhóm nitro hoặc azo.
+ Sodium bisulfite: Tác dụng của nó tương tự như sulfur dioxide. Bạn có thể dùng 1 trong 2 loại đều có hiệu quả như nhau.
+ Sodium metabisulfite: Được sử dụng để khử màu các hợp chất hữu cơ có chứa nhóm carbonyl.
3. Hóa chất keo tụ - tạo bông:
+ PAC (Polyaluminium chloride): Hóa chất này có khả năng tạo thành các bông cặn lớn, kết dính các hạt màu và các chất lơ lửng khác, giúp dễ dàng tách chúng ra khỏi nước.
+ Sắt III clorua (FeCl3): Tương tự như PAC, sắt III clorua cũng có khả năng tạo bông, giúp loại bỏ các chất màu và các chất lơ lửng khác.
4. Than hoạt tính:
Than hoạt tính có khả năng hấp phụ rất tốt các chất hữu cơ, bao gồm cả các chất màu. Tuy nhiên, chi phí cao nên thường ít được sử dụng.
Để có thể lựa chọn được loại hóa chất tẩy màu nước thải công nghiệp phù hợp, bạn cần quan tâm đến những yếu tố như:
+ Tính chất của nước thải: Bao gồm các yếu tố như: độ pH, nhiệt độ, nồng độ chất màu, các thành phần khác.
+ Yêu cầu về mức độ cho phép của các chất trong nước thải.
+ Cân nhắc đến yếu tố kinh phí.
Để lựa chọn được hóa chất tẩy màu phù hợp nhất cho từng loại nước thải cụ thể, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về xử lý nước thải hoặc các đơn vị chuyên cung cấp hóa chất tẩy màu nước thải chuyên nghiệp để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất nhé.
Hóa chất tẩy màu nước thải có an toàn không?
Bất kỳ một loại hóa chất nào cũng có nhiều tác dụng phụ đi kèm. Tuy nhiên, việc nó có độc hại hay không, có an toàn hay không còn bị phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác tác động. Chẳng hạn như: loại hóa chất nào cụ thể, liều lượng sử dụng ra sao, quy trình sử dụng và bảo hộ như thế nào, các chỉ số test chất lượng nước thải đầu ra như thế nào...
Yếu tố an toàn của hóa chất tẩy màu nước thải cực kỳ quan trọng. Một số loại hóa chất tẩy màu có tính ăn mòn, độc hại, gây kích ứng da, đường hô hấp nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải. Ngoài ra, chúng cũng có thể tạo ra các sản phẩm phụ độc hại, gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Chính vì thế, nếu sử dụng hóa chất không phù hợp hoặc quá liều lượng, nó không những làm giảm hiệu quả xử lý nước thải mà còn gây ra nhiều vấn đề khác đến toàn bộ hệ thống, sức khỏe, môi trường.
Vậy, làm thế nào để đảm bảo được tính an toàn khi dùng hóa chất tẩy màu nước thải?
+ Bạn nên ưu tiên chọn loại hóa chất có tính hiệu quả cao, phù hợp với mảng ngành công nghiệp sản xuất. Cân nhắc chọn những sản phẩm có thành phần ít độc hại và thân thiện với môi trường.
+ Sử dụng đúng liều lượng hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Khi làm việc với hóa chất, người thực hiện xử lý nước thải cần được trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ...
+ Đảm bảo hệ thống xử lý nước thải hoạt động ổn định, hiệu quả để giảm thiểu rủi ro.
+ Bên cạnh đó, nguồn nước thải sau khi xử lý cần được kiểm tra chất lượng trước khi thải ra môi trường. Đồng thời, những hóa chất, bao bì phục vụ cho quá trình xử lý nước thải cũng cần được thu gom và xử lý đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại hóa chất tẩy màu an toàn, lành tính nhờ vào thành phần cấu tạo:
+ Hóa chất sinh học: Nó được tạo thành từ các loại vi sinh vật hoặc enzyme có khả năng phân hủy các chất hữu cơ gây màu một cách tự nhiên.
+ Hóa chất gốc thực vật: Với thành phần được chiết xuất từ thực vật, nó có khả năng tẩy màu và ít gây hại cho môi trường.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình xử lý nước thải, việc lựa chọn và sử dụng hóa chất tẩy màu cần được thực hiện một cách nghiêm túc, tuân thủ đúng theo quy trình và hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sản xuất.
Hóa chất tẩy màu nào hiệu quả cho nước thải ngành dệt nhuộm?
Trong các ngành công nghiệp thì dệt nhuộm là ngành thường xuyên phải thải ra lượng lớn nước thải chứa nhiều chất màu hữu cơ, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường. Do đó, việc lựa chọn hóa chất tẩy màu phù hợp là rất quan trọng. Có thể kể tên một số loại hóa chất tẩy màu hiệu quả cao nhất chuyên dành cho ngành dệt nhuộm như:
+ Chlor: Đây là loại hóa chất tẩy màu phổ biến, hiệu quả nhất nhưng nó tạo ra các hợp chất hữu cơ clo hóa gây hại.
+ Ozone: Hiệu quả cao, không tạo ra sản phẩm phụ độc hại, nhưng chi phí đắt đỏ.
+ Hydrogen peroxide: An toàn hơn chlor, nhưng hiệu quả tẩy màu có thể không cao.
+ Kali permanganat: Hiệu quả tẩy màu đậm tốt, nhưng trong quá trình xử lý màu có thể tạo ra cặn mangan.
+ Sulfur dioxide: Khử màu các hợp chất azo, nitro.
+ Sodium bisulfite, sodium metabisulfite: Khử màu các hợp chất carbonyl.
+ PAC (Polyaluminium chloride): Kết hợp với các hóa chất khác để tăng hiệu quả tẩy màu.
+ Sắt III clorua: Tạo bông, giúp loại bỏ các chất màu và chất lơ lửng.
+ Than hoạt tính: Hấp phụ tốt các chất hữu cơ, nhưng chi phí cao.
+ MegaDCA: Hiệu quả cao với nhiều loại thuốc nhuộm, giảm COD.
+ CF – WCR5: Hiệu quả với màu nhuộm hoạt tính.
+ CMX – 01: Tẩy màu, kết bông vượt trội.
Để chọn được loại hóa chất tẩy màu nước thải cho ngành dệt nhuộm thì bạn cần quan tâm đến:
+ Tính chất nước thải (độ pH, nhiệt độ, loại thuốc nhuộm màu, nồng độ màu)..
+ Nắm yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn xả thải.
+ Cân nhắc chi phí đầu tư và vận hành.
Bên cạnh việc sử dụng hóa chất tẩy màu, để tăng tính hiệu quả có thể phối hợp thêm cách xử lý khác như xử lý vật lý (lắng cặn, lọc, hấp thu), xử lý sinh học (dùng các loại hóa chất có nguồn gốc xinh học)
Nắm bắt được yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra của ngành dệt nhuộm là rất quan trọng, cần được xử lý hiệu quả, kịp thời và đúng cách để giảm ô nhiễm môi trường. Bạn nên cân nhắc đến cách lựa chọn loại hóa chất tẩy màu chuyên dành cho ngành dệt nhuộm và tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia nhé.
Phân biệt giữa hóa chất tẩy màu và các phương pháp khác trong xử lý nước thải: cách nào tốt hơn?
Trong xử lý nước thải, bên cạnh cách dùng hóa chất tẩy màu thì còn có nhiều phương pháp xử lý khác. Vậy, nên dùng giải pháp nào là tối ưu, vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả tẩy màu cao?
1. Đối với phương pháp dùng hóa chất tẩy màu.
1.1 Ưu điểm:
+ Tính hiệu quả đem lại rất cao, đặc biệt là trong ngành dệt nhuộm sẽ có các chất màu đậm, khó phân hủy.
+ Quá trình xử lý nhanh.
+ Có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm liều lượng, thời gian để linh hoạt với từng loại nước thải.
1.2 Nhược điểm
Nếu không được xử lý hóa chất đúng cách sẽ tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Đồng thời, chi phí đầu tư, vận hành và xử lý bằng hóa chất sẽ tốn nhiều kinh phí.
2. Đối với các phương pháp khác
2.1 Phương pháp sinh học
2.1.1 Ưu điểm
+ Với thành phần từ sinh học thân thiện với môi trường, nó sử dụng vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ.
+ Chi phí vận hành thấp sau
2.1.2 Nhược điểm
+ Quá trình này sẽ chậm,
+ Tính hiệu quả còn bị phụ thuộc vào điều kiện môi trường và loại vi sinh vật.
+ Không xử lý được các chất độc hại khó phân hủy sinh học.
2.2 Phương pháp vật lý
2.2.1 Ưu điểm:
+ Nó có thể loại bỏ được các chất rắn lơ lửng, các hạt màu.
+ Có thể kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả.
2.2.2 Nhược điểm:
Nếu muốn tăng hiệu quả tẩy màu thì cần phải kết hợp với các phương pháp khác. Ngoài ra, nó không loại bỏ được hoàn toàn các chất hữu cơ hòa tan.
2.3 Phương pháp kết hợp
Đây là phương án được ứng dụng nhiều nhất hiện nay vì nó kinh tế, hiệu quả nhất. Ở cách này thì họ có thể dùng phương pháp tẩy màu bằng hóa chất kết hợp với phương pháp sinh học để xử lý cả chất hữu cơ dễ phân hủy và khó phân hủy.
Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm như chúng tôi vừa phân tích nêu trên. Do đó, khi lựa chọn phương pháp tẩy màu cho nước thải thì bạn cần quan tâm đến tính chất của nước thải như thế nào, yêu cầu nước xả thải ra sao và điều kiện tài chính cụ thể.
Không có phương pháp nào là hoàn hảo cho tất cả các trường hợp. Việc lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp đòi hỏi phải có sự đánh giá và tư vấn, tìm hiểu, khảo sát thật kỹ lưỡng để đưa ra được lời tư vấn phù hợp, đúng đắn.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về cách chọn phương pháp tẩy màu nước thải, đừng quên gọi ngay vào số Hotline của chúng tôi để được hướng dẫn và giải đáp hoàn toàn miễn phí nhé.