Tổng hợp 12 sự cố thường gặp ở hệ thống thủy lực
Tổng hợp 12 sự cố thường gặp ở hệ thống thủy lực . Trong quá trình sử dụng dầu thủy lực việc hệ thống thủy lực gặp trục trặc là chuyện hết sức bình thường. Hôm nay, Dauthuyluc.org.vn xin tổng hợp 12 lỗi thường gặp của hệ thống thủy lực. Đây là bài viết hướng dẫn dành riêng cho dân kỹ thuật để sửa chữa nhưng thiết nghĩ khách hàng cũng cần trang bị kiến thức nhất định, để có thể biết về hệ thống thủy lực của mình đang sử dụng, tránh các trường hợp bị các cở sở tư nhân hoặc trung tâm sửa chữa không uy tín lừa gạt, hoặc mất tiền oan.
Bạn thường xuyên làm việc với hệ thống thủy lực thì chắc hẳn cũng vài lần hệ thống của bạn gặp trục trặc hoạt động không ổn định, thậm chí không thể tiếp tục làm việc được. Bài viết dưới đây Vinafujico sẽ chia sẻ đến các bạn những lỗi cơ bản mà người vận hành máy móc nên biết, giúp bạn có thể giải quyết các lỗi này dễ dàng khi gặp phải.
1, Dầu thủy lực trong hệ thống quá nóng:
– Bộ phận làm mát bị tắc hoặc bị hỏng
– Các thiết bị trong hệ thống hoặc đường ống dẫn quá nhỏ
– Không đúng loại dầu thủy lực được sử dụng, hoặc độ nhớt không phù hợp
– Van an toàn phải hoạt động liên tục
– Hệ thống làm việc quá tải
– Dầu thủy lực bị bẩn
– Bể chứa dầu quá nhỏ
– Vận tốc vòng quay của bơm quá nhanh
– Phần thông khí bị tắc hoặc kích thước không đủ
2, Dầu thủy lực bị lọt khí:
– Có sự rò rỉ trên đường dầu từ bơm đến thùng chứa dầu.
– Hệ thống thủy lực không được xả khí đúng phương pháp sau khi lắp ráp, kiểm tra và điều chỉnh
– Có khe hở ở vòng đệm của xi lanh thủy lực
3, Van xả dầu thủy lực được đặt quá thấp:
Nếu van xã được đặt quá thấp , dầu thủy lực có thể chảy từ bơm tới bình chứa dầu thông qua van xả trong khi áp suất chưa đủ mạnh. Kiểm tra cài đặt van, chặn dòng xả bên ngoài van xả và kiểm tra áp suất đường ống với áp kế.
4, Van xả dầu thủy lực bị tắc:
Tìm cặn bùn trong van xả, nếu van bẩn, tháo rời và làm sạch van. Van tắc có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang sử dụng dầu thủy lực bẩn, kém chất lượng. Nên chọn dầu thủy lực có khả năng chống ăn mòn, mài mòn, oxy hóa tốt.
5, Rò rỉ trong hệ thống:
Kiểm tra rò rỉ toàn bộ hệ thống. Những rò rỉ nghiêm trọng của hệ thống mở thường dễ phát hiện nhưng rò rỉ thường xảy ra trong những ống kín. Một phương pháp kiểm tra rò rỉ thông dụng là đặt áp kế tại đường xả gần bơm và lần lượt chặn các mạch dẫn. Nếu áp suất hạ -> điểm rò rỉ nằm giữa điểm mới kiểm tra và điểm đã kiểm tra trước đó.
6, Các bộ phận của bơm bị gãy, mòn, tắc nghẽn:
Lắp đặt áp kế và khóa hệ thống ngoại trừ van xả. Nếu áp suất không thay đổi đáng kể và van xả hoạt động bình thường. Kiểm tra những hư hỏng cơ học trong bơm. Thay mới những bộ phận bị mài mòn và gãy.
7, Cài đặt van điều chỉnh sai, dầu thủy lực chảy ngược vào bình chứa dầu:
Nếu van điều khiển trực tiếp có cửa mở ở giữa vô tình được đặt ở vị trí trung lập, dầu thủy lực sẽ chảy ngược về bình chứa dầu mà không gặp phải lực cản lớn và gây ra hiện tượng áp suất thấp. Pistons và xi-lanh bị xước cũng là nguyên nhân gây giảm áp suất, thay mới những bộ phận bị mòn.
8, Cơ cấu chấp hành không chuyển động:
– Bơm bị hỏng
– Van phân phối (van điều khiển hướng) không dịch chuyển
– Áp suất đặt cho hệ thống quá thấp
– Cơ cấu chấp hành bị hỏng
– Van an toàn luôn luôn mở do bị mắc kẹt
– Tải của cơ cấu chấp hành quá lớn
– Van một chiều bị lắp ngược
9, Không có áp suất:
– Bơm quay sai chiều
– Đường thủy lực bị gián đoạn
– Van an toàn luôn mở do bị mắc kẹt
– Trục bơm bị gãy
– Toàn bộ lưu lượng bơm chảy về bể do van, đế van hoặc cơ cấu chấp hành bị hư hỏng
10. Bơm gây tiếng ồn lớn:
– Không khí lọt vào cửa hút của bơm
– Trục bơm và trục động cơ dẫn động không thẳng hàng
– Độ nhớt dầu quá cao
– Bộ lọc trên đường vào bị bẩn
– Van an toàn đóng mở không ổn định
– Bơm bị hỏng
– Vận tốc vòng quay của bơm quá cao
– Đường ống hút bị lỏng hoặc bị hỏng
11, Áp suất thấp hoặc thất thường:
Nguyên nhân:
– Khí có trong dầu thủy lực
– Áp suất mở của van an toàn đặt quá thấp
– Rò rỉ trong đường ống thủy lực
– Bơm bị mài mòn hoặc không kín
– Cơ cấu chấp hành bị mài mòn hoặc không kín
12. Cơ cấu chấp hành chuyển động chậm hoặc thất thường
– Có khí trong hệ thống
– Độ nhớt chất lỏng quá cao
– Bơm bị mài mòn hoặc hỏng
– Tốc độ của bơm quá thấp
– Có rò rỉ qua cơ cấu chấp hành hay qua van một chiều
– Các van điều khiển lưu lượng bị bẩn hoặc bị hỏng
– Bộ phận thông khí ở bể chứa dầu (thường là nắp đổ dầu) bị bịt kín
– Mức dầu trong bể chứa quá thấp
– Van một chiều bị hỏng
– Van an toàn đóng mở không ổn định
Hệ thống thủy lực bao gồm nhiều linh kiện nhỏ, khi tháo máy để kiểm tra hoặc vệ sinh bạn cần cận thận nếu không sẽ làm lỗi máy. Khi đã biết được nguyên nhân máy bị trục trặc thì bạn cần chắc chắn rằng lỗi đó mình có thể tự giải quyết được hoặc tốt hơn là bạn nên mang đến trung tâm bảo hành, sữa chữa chính hãng (đối với hãng máy móc của bạn) hoặc gọi thợ cửa hàng sửa chữa uy tín, có bảo hành để họ sửa chữa cho
Tạm kết:
Nói tới nguyên nhân gây nóng dầu thủy lực thì có khá nhiều lý do. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra những lý do chính như sau: Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Trong 1 khoảng thời gian ngắn mà nhiệt độ bị thay đổi liên tục sẽ dẫn tới hiện tượng sốc nhiệt làm dầu bị nóng lên.Lưu lượng bơm tuần hoàn chậm khiến cho việc đáp ứng lưu lượng tuần hoàn trong dầu là không đủ. Còn chứa nước trong dầu
Bạn cần xem xét lại cách hoạt động của dầu trên sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực và cách điều chỉnh bơm thủy lực để tránh tai nạn xảy ra bất ngờ. Ở thời điểm hiện tại, gần như toàn bộ dầu truyền nhiệt có mặt trên thị trường đều dựa theo dầu gốc tinh chế đã được chọn rất kỹ càng, cam kết cho các tính năng ưu việt tại những hệ thống truyền nhiệt gián tiếp khép kín. 1 điều đặc biệt đó là đối với những loại dầu tốt độ nhớt thấp thì sẽ cho phép độ chảy loãng tuyệt vời và khả năng truyền nhiệt sẽ cực tốt khi phải làm việc tại dài nhiệt độ rộng. Chính vì thế khi lựa chọn dầu truyền nhiệt điều cần lưu ý là phải chọn loại nào mà có độ nhớt phù hợp với hệ thống mà bạn đang sử dụng. Độ nhớt cần đảm bảo không được quá cao cũng không được quá thấp. Bạn cần xem xét lại cách hoạt động của dầu trên sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực và cách điều chỉnh bơm thủy lực để tránh tai nạn xảy ra bất ngờ.
Câu hỏi thường gặp
Dầu thủy lực là gì?
Dầu thủy lực là một loại chất lỏng được sử dụng trong các hệ thống thủy lực. Nó không chỉ đơn thuần là một hoạt chất bôi trơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải năng lượng, tạo ra lực và chuyển động trong các thiết bị thủy lực.
Dầu thủy lực 32 và 46 khác nhau như thế nào?
Dầu thủy lực 32 và 46 là hai loại dầu thủy lực phổ biến, khác nhau bởi độ nhớt.
1. Độ nhớt
Dầu thủy lực 32: Có độ nhớt thấp hơn, nghĩa là loãng hơn.
Dầu thủy lực 46: Có độ nhớt cao hơn, nghĩa là đặc hơn.
2. Ứng dụng
Dầu thủy lực 32: Thường được sử dụng trong các hệ thống thủy lực hoạt động ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp và tốc độ cao, như trong hệ thống hủy lực máy công cụ, máy ép nhựa nhỏ.
Dầu thủy lực 46: Thường được sử dụng trong các hệ thống thủy lực hoạt động ở nhiệt độ cao, áp suất cao và tải trọng lớn như: máy xây dựng, máy nâng hạ.
Khi chọn dầu thủy lực thì người dùng cần tham khảo khuyến nghị của nhà sản xuất. Đồng thời, cân nhắc đến điều kiện làm việc như: nhiệt độ, tải trọng, áp suất; chất liệu của các chi tiết bên trong hệ thống thủy lực.
Mọi sự tư vấn và giải đáp xin mời quý khách liên hệ vào số Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Dầu thủy lực bị ô nhiễm phải làm sao?
Dầu thủy lực bị ô nhiễm là một vấn đề phổ biến, thường xuyên gặp phải trong các hệ thống thủy lực. Nó có thể gây ra nhiều hư hỏng và giảm hiệu suất của hệ thống. Để khắc phục được tình trạng này chúng ta cùng đi tìm hiểu xem nguyên nhân do đâu nhé:
1. Nguyên nhân
Dầu bị ô nhiễm bởi:
+ Bụi bẩn, mạt sắt, các hạt mài mòn từ các bộ phận bị mòn...
+ Nước ngưng tụ và bị rò rỉ bên trong đường ống dẫn, vệ sinh hệ thống không đúng cách, lâu ngày dẫn đến tình trạng bị ô nhiễm.
+ Khi dầu tiếp xúc với không khí, các bong bóng khí sẽ hình thành và gây ra hiện tượng cavitation.
+ Dầu bị nhiễm các chất hóa học như axit, kiềm, dung môi..., làm giảm tuổi thọ của dầu và gây hư hỏng các bộ phận.
2. Dấu hiệu nhận biết dầu thủy lực bị ô nhiễm
+ Dầu bị đục, có màu lạ, đổi màu, xuất hiện cặn.
+ Do các hạt bẩn làm tắc nghẽn các lỗ lọc và van điều khiển.
+ Do các hạt bẩn gây ma sát và mài mòn các bộ phận.
+ Do ma sát tăng cao và khả năng tản nhiệt của dầu giảm.
+ Do các gioăng bị hư hỏng hoặc các đường ống bị ăn mòn.
3. Cách khắc phục
Đầu tiên, chúng ta cần xác định nguyên nhân dầu bị ô nhiễm do đâu thì mới có biện pháp khắc phục triệt để.
+ Xác định nguyên nhân
+ Làm vệ sinh bộ lọc và bình chứa dầu.
+ Thay thế các gioăng bị hư hỏng
+ Lắp đặt các thiết bị tách nước để ngăn chặn sự xâm nhập của các tạp chất vào hệ thống.
Đồng thời, cần kết hợp kiểm tra định kỳ chất lượng dầu và tình trạng hoạt động của hệ thống để phát hiện sớm các vấn đề và khắc phục kịp thời. Tránh tình trạng hư hỏng diễn ra nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống thủy lực.
Dầu thủy lực tổng hợp và dầu gốc khoáng khác nhau thế nào?
Dầu thủy lực là yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với bất kỳ một hệ thống thủy lực. Nó đóng vai trò truyền tải năng lượng, bôi trơn và bảo vệ các bộ phận.
Hiện nay, có 2 loại dầu thủy lực chính:
1. Dầu thủy lực tổng hợp
Thành phần: Được sản xuất hoàn toàn từ các phân tử tổng hợp, có cấu trúc phân tử đồng nhất và ổn định hơn so với dầu khoáng.
Ưu điểm:
+ Độ bền cao
+ Khả năng chống oxy hóa, chịu nhiệt tốt, kéo dài tuổi thọ.
+ Giữ độ nhớt ổn định trong mọi điều kiện nhiệt độ, đảm bảo hiệu suất bôi trơn tốt.
+ Tạo màng bảo vệ chắc chắn, giảm ma sát và mài mòn động cơ.
+ Tiết kiệm nhiên liệu:
Nhược điểm: giá thành cao
Ứng dụng: Dầu được ứng dụng cho những hệ thống máy móc hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, yêu cầu hiệu suất cao, độ bền cao và tuổi thọ dài. Ví dụ: máy công cụ CNC, máy ép nhựa, máy xây dựng...
2. Dầu gốc khoáng
Thành phần: Được tinh chế từ dầu thô, có cấu trúc phân tử không đồng nhất và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Ưu điểm:
+ Giá thành rẻ:
Nhược điểm:
+ Độ bền thấp: Dễ bị oxy hóa, phân hủy ở nhiệt độ cao, tuổi thọ ngắn hơn dầu tổng hợp.
+ Độ nhớt không ổn định: Độ nhớt thay đổi theo nhiệt độ, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của hệ thống.
+ Khả năng bảo vệ kém: Màng bảo vệ mỏng hơn, dễ bị phá hủy.
Ứng dụng: Thường được sử dụng cho các máy móc hoạt động trong điều kiện bình thường, không yêu cầu quá cao về hiệu suất và độ bền.
Dầu thủy lực hãng nào tốt nhất?
Việc lựa chọn dầu thủy lực hãng nào tốt nhất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau như: loại máy móc, chất liệu, điều kiện làm việc, ngân sách...
Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm Dầu thủy lực chất lượng tốt thì có thể tham khảo các thương hiệu lớn, nổi tiếng hàng đầu thế giới để khi sử dụng sẽ an tâm hơn về chất lượng cũng như hiệu quả bảo vệ hệ thống động cơ thủy lực.
+ Castrol: đây là một trong những thương hiệu dầu nhớt hàng đầu thế giới, với các sản phẩm dầu thủy lực đa dạng, phù hợp với nhiều loại máy móc.
+ Shell: Cũng là một thương hiệu lớn, nổi tiếng thế giới, với đa dạng các dòng sản phẩm dầu thủy lực chất lượng cao, có độ bền và khả năng bảo vệ tốt.
+ Total: Thương hiệu dầu thủy lực đến từ Pháp, có chỉ sổ độ nhớt cao, ổn định, khả năng chống mài mòn tốt.
+ Caltex: Thương hiệu dầu của Mỹ, nổi tiếng với các sản phẩm dầu gốc có chất lượng tốt nhất thế giới.
+ Mobil: Thương hiệu dầu Mỹ, có các sản phẩm dầu thủy lực đa dạng, phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.
Ngoài ra, còn nhiều thương hiệu dầu thủy lực khác như: Petronas, Motul... Mỗi thương hiệu đều có những ưu điểm và đặc điểm riêng.
Để lựa chọn được loại dầu thủy lực phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc nhà cung cấp dầu thủy lực như tại cửa hàng Vinafujico để nhận được lời khuyên và tư vấn thích hợp nhất.