Hóa chất tạo bông, keo tụ PAC (Poly Aluminium Chloride)
Gọi ngay để có giá tốt: 0975 696 148
Gọi ngay để có giá tốt: 0977 277 505
- 18654
- 16239
- 11629
- 11519
Hóa chất tạo bông, keo tụ PAC (Poly Aluminium Chloride)
Poly Aluminium Chloride (PAC) là chất trợ lắng, keo tụ trong xử lý cấp nước, nước thải, nước nuôi trồng thủy hải sản (đặc biệt nuôi tôm, cá), dùng trong ngành dệt nhuộm, ngành giấy.
PAC có những ưu điểm vượt trội hơn so với các loại phèn nhôm, phèn sắt trong xử lý nước cấp, xử lý nước, do vậy PAC đã được sản xuất với lượng lớn và sử dụng rộng rãi để thay thế phèn nhôm, phèn sắt.
Hóa chất PAC đang tạo ra một bước đột phá mới trong công nghệ xử lí nước hiện nay.Với chất lượng ngày càng được nâng cao để phù hợp với mục đích sử dụng của các công ty, các doanh nghiệp và cùng với một mức giá hợp lí, hứa hẹn sẽ là hóa chất chiếm thị phần cao trong lĩnh vực xử lí nước trong những năm tiếp theo. Sau đây là đôi nét về loại hóa chất này.
- Giới thiệu chung:
Đối với PAC dùng trong xử lí nước sinh hoạt hàng ngày ( nước uống ) được sản xuất theo phương pháp sấy phun, sản phẩm có độ tinh khiết cao ( chứa ít tạp chất ), dạng bột mịn. Quy trình cơ bản : Al(OH)3 + CaAlO2 + HCl = dung dịch PAC –> Máy nén, ép –> Tháp sấy phun –> Sản phẩm dạng bột –> Đóng gói. Đánh giá: Chất lượng sản phẩm cao, nhưng giá thành cao.
Đối với PAC dùng trong xử lí nước thải công nghiệp ( như dệt nhuộm, cao su, giấy…) được sản xuất theo phương pháp cán, sản phẩm chứa nhiều tạp chất hơn, dạng bột hay hạt nhỏ. Quy trình cơ bản : Al(OH)3 + CaAlO2 + HCl = dung dịch PAC –> để lắng tự nhiên –> máy cán –> sản phẩm dạng bột hay hạt nhỏ –> đóng gói . Đánh giá : Với mục đích sử dụng để xử lí nước thải công nghiệp, thì sản phẩm trên hoàn toàn phù hợp và có giá thành rẻ.
Các sản phẩm được thị trường trong nước ưa thích và hay sử dụng có xuất xứ từ: Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam ( dạng lỏng và dạng bột).
Tên Thương Mại: PAC Hàm lượng: 30%
Công thức hóa học:[Al2(OH)nCl6-nXH2O]m – Thành phần hóa học cơ bản là Poly Aluminium Chloride, có thêm chất khử trùng gốc Chlorin.
- Tính chất:
– PAC có công thức tổng quát là [Al2(OH)nCl6.nxH2O]m (trong đó m <=10, n<= 5).
– PAC thương mại ở dạng bột thô màu vàng nhạt hoặc vàng đậm, dễ tan trong nước và kèm tỏa nhiệt, dung dịch trong suốt, có tác dụng khá mạnh về tính hút thấm.
- Cơ chế tác dụng của PAC:
– Thông thường khi keo tụ chúng ta hay dùng muối clorua hoặc sunfat của Al(III) hoặc Fe(III). Khi đó, do phân li và thuỷ phân ta có các hạt trong nước: Al3+, Al(OH)2+, Al(OH) phân tử và Al(OH)4–, ba hạt polime: Al2(OH)24+, Al3(OH)45+, Al13O4(OH)247+ và Al(OH)3rắn. Trong đó Al13O4(OH)247+ gọi tắt là Al13 là tác nhân gây keo tụ chính và tốt nhất.
– Với Fe(III) ta có các hạt: Fe3+, Fe(OH)2+, Fe(OH) phân tử và Fe(OH)4–, ba hạt polime: Fe2(OH)24+, Fe3(OH)45+ và Fe(OH)3 rắn.
– Khi sử dụng PAC quá trình hoà tan sẽ tạo các hạt polime Al13, với điện tích vượt trội (7+), các hạt polime này trung hoà điện tích hạt keo và gây keo tụ rất mạnh, ngoài ra tốc độ thuỷ phân của chúng cũng chậm hơn Al3+ rất nhiều, điều này tăng thời gian tồn tại của chúng trong nước nghĩa là tăng khả năng tácdụng của chúng lên các hạt keo cần xử lí, giảm thiểu chi phí hoá chất. Ngoài ra, vùng pH hoạt động của PAC cũng lớn gấp hơn 2 lần so với phèn, điều này làm cho việc keo tụ bằng PAC dễ áp dụng hơn. Hơn nữa, do kích thước hạt polime lớn hơn nhiều so với Al3+ (cỡ 2 nm so với nhỏ hơn 0,1 nm) nên bông cặn hình thành cũng to và chắc hơn, thuận lợi cho quá trình lắng tiếp theo.
- Cơ chế hình thành Al13:
Trong nước Al3+ có số phối trí 4 và 6, khi đó khả năng tồn tại dưới dạng tứ diện Al(OH)4- hay còn gọi là tế bào T4, hoặc bát diện Al(OH)_4(H_2O)2- Tế bào T4 này là mầm để hình thành cái gọi là cấu trúc Keggin với tâm là tế bàoT4 và 12 bát diện bám xung quanh, khi đó ta có cấu trúc ứng với công thức Al12AlO4(OH)247+. Người ta cho rằng khi cho kiềm vào dung dịch Al3+, khi ion Al3+ tiếp xúc với các giọt kiềm thì đó là lúc hình thành các tế bào T4. Tiếp theo các bát diện vây quanh T4 tạo Al13, như vậy có thể coi bước tạo T4 là bước quyết định trong công nghệ chế tạo Al13 thành phần chính của PAC.
Tiêu chuẩn kỹ thuật:
Chỉ tiêu | Đơn vị | Tiêu chuẩn | Loại dùng cho xử lý nước mềm | Loại dùng cho xử lý nước thải |
Al2O3 | % | 30.0 | 30.50 | 30.20 |
B | % | 40 – 49 | 78 | 80 |
pH | % | 3.5 – 5.0 | 3.8 | 3.8 |
Water insoluble | % | 0.3 | 0.1 | 0.2 |
As | % | 0.0002 | 0.00017 | 0.00017 |
Mn | % | 0.0075 | 0.0070 | 0.0070 |
Cr | % | 0.0005 | 0.0005 | 0.0005 |
6, Sử dụng:
– Pha chế thành dung dịch 5 – 10% và châm vào nước nguồn cần xử lý.
– Liều lượng dùng xử lý nước mềm: 1 – 10 g/m3 PAC tùy theo độ đục của nước thô.
– Liều lượng dùng xử lý nước thải (nhà máy giấy, dệt nhuộm, chế biến thủy hải sản, thực phẩm, lò mổ gia súc, nước thải sinh hoạt…): 20 – 200 g/m3 tùy theo hàm lượng chất lơ lửng và tính chất của nước thải.
- Ưu điểm: PAC có nhiều ưu điểm hơn so với việc sử dụng phèn nhôm sulfate và các loại phèn vô cơ khác để xử lí nước như sau:
– Hiệu quả keo tụ và lắng trong gấp 4-5 lần. Tan tốt và nhanh trong nước.
– PAC ít làm thay đổi độ pH của nước nên sẽ hạn chế việc sử dụng các hóa chất khác (như kiềm) để xử lý và do đó hạn chế ăn mòn thiết bị và giúp giảm chi phí.
– PAC không làm đục nước khi dùng thừa hoặc thiếu.
– Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và không tan cùng các kim loại nặng tốt hơn.
– Không làm phát sinh hàm lượng SO42– trong nước thải sau xử lý là loại có độc tính đối với vi sinh vật.
– Liều lượng sử dụng thấp, bông keo to dễ lắng.
– Để tăng cường tính hiệu quả khi xử lí nước, thường sử dụng hóa chất đi kèm với PAC là PAM (Poly Acryl Amide )
Mọi thông tin tư vấn và đặt hàng, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH VINAFUJICO
CS 1 : Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.
CS 2: Đường 308, Phú Mỹ, Tự Lập, Mê Linh, Hà Nội.
Hotline: 0975 696 148 – 0977 277 505.
Email: nguyentuan991987@gmail.com
Website: Dauthuyluc.org.vn
Câu hỏi thường gặp
Hóa chất PAC là gì?
PAC là viết tắt của Poly Aluminium Chloride. Đây là một loại hóa chất keo tụ, chất trợ lắng được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước cấp, nước thải và các ngành công nghiệp khác.
1. Cấu trúc
PAC có cấu trúc phân tử phức tạp. Bao gồm các ion nhôm (Al3+), hydroxide (OH-) và chloride (Cl-) liên kết với nhau tạo thành các polymer. Cấu trúc này giúp PAC có khả năng tạo kết tủa lớn, nhanh chóng và hiệu quả.
2. Tính chất
+ Tính keo tụ: PAC khi hòa tan vào nước sẽ tạo ra các hạt keo mang điện tích dương. Các hạt keo này sẽ hút và kết dính các hạt lơ lửng mang điện tích âm trong nước, tạo thành các bông cặn lắng đọng xuống.
+ Tính trợ lắng: PAC giúp tăng tốc độ lắng của các bông cặn, làm cho quá trình xử lý nước diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
+ Độ pH: PAC hoạt động tốt trong khoảng pH rộng, từ 5-9.
+ Dễ hòa tan: PAC dễ hòa tan trong nước, tạo thành dung dịch trong suốt hoặc hơi đục.
3. Ứng dụng
PAC là hoạt chất được ứng dụng trong nhiều tình huống như:
+ Xử lý nước cấp: Loại bỏ các chất lơ lửng, keo tụ, màu sắc và mùi vị trong nước.
+ Xử lý nước thải: Loại bỏ các chất hữu cơ, kim loại nặng, dầu mỡ và các chất lơ lửng khác.
+ Nuôi trồng thủy sản: Làm trong nước, ổn định độ pH.
Ngoài ra, nó còn có thể loại bỏ chất bẩn và tăng cường độ bền của giấy, loại bỏ màu nhuộm và các chất hóa học khác.
PAC có độc hại không?
PAC là một hoạt chất không hề độc hại đến sức khỏe của con người và môi trường khi được sử dụng đúng liều lượng, đúng hoàn cảnh, đúng cách.
Theo các nghiên cứu của chuyên gia, PAC là một trong những hóa chất xử lý nước an toàn. Khi hòa tan trong nước, PAC sẽ tạo thành các bông cặn lớn, dễ dàng lắng xuống, giúp loại bỏ các chất bẩn và tạp chất trong nước. Quá trình xử lý nước bằng PAC không làm phá vỡ cấu trúc cân bằng của pH. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ngay cả khi chúng ta chỉ cần dùng một liều lượng PAC với nồng độ thấp thì hiệu quả xử lý nước của nó vẫn cao. Do đó, nó hạn chế gây độc hại đến sức khỏe của người dùng và môi trường.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp lạm dụng, sử dụng quá liều PAC có thể gây ra một số ảnh hưởng không mong muốn như: Khó thở, thở gấp, đau họng, kích ứng da,...
Nói tóm lại, PAC là một hóa chất xử lý nước hiệu quả và an toàn khi được sử dụng đúng cách. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và các quy định về an toàn lao động.
PAC và quy trình keo tụ tạo bông trong nước như thế nào?
Quy trình keo tụ tạo bông sử dụng PAC bao gồm các giai đoạn sau:
+ Pha loãng PAC: PAC được pha loãng với nước sạch để tạo thành dung dịch có nồng độ nhất định.
+ Thêm PAC vào nước cần xử lý: Dung dịch PAC được cho vào bể chứa nước cần xử lý.
+ Khuấy nhanh: Khuấy nhanh nước để phân tán PAC hòa tan trong toàn bộ thể tích nước, và tạo điều kiện cho các hạt keo va chạm, kết hợp với nhau.
+ Khuấy chậm: Sau khi tiến hành khuấy nhanh, chúng ta sẽ khuấy chậm dần để các bông cặn lớn dần lên.
+ Lắng đọng: Nước được đưa vào bể lắng để các bông cặn có trọng lượng nặng sẽ lắng xuống đáy bể.
+ Lọc: Nước sau khi lắng đọng được đưa qua các lớp lọc, giúp loại bỏ hoàn toàn những bụi bẩn, hạt cặn còn sót lại trong nước.
Cơ chế keo tụ tạo bông
Các hạt keo trong nước thường mang điện tích âm. Khi cho PAC vào, các ion nhôm mang điện tích dương sẽ trung hòa điện tích âm, làm giảm lực đẩy giữa các hạt.
Các phân tử PAC có khả năng tạo thành các cầu nối giữa các hạt keo, liên kết chúng lại với nhau thành các bông cặn lớn. Bông cặn lớn sẽ trở nên nặng, dễ dàng lắng đọng xuống đáy bể.
Với cơ chế hoạt động như trên, PAC thường được ứng dụng xử lý nước cấp, nước thải, nước nuôi trồng thủy hải sản,...
Có thể nói, PAC là một hóa chất keo tụ được sử dụng rộng rãi trong quá trình xử lý nước. Cơ chế hoạt động của nó rất đơn giản, nhưng lại đem đến hiệu quả làm sạch nước cực kỳ cao, chi phí tiết kiệm.
PAC có ảnh hưởng đến môi trường không?
PAC (Poly Aluminium Chloride) là hoạt chất xử lý nước hiệu quả, khi được sử dụng đúng cách và liều lượng phù hợp, sẽ không gây ra tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách thì PAC vẫn có thể gây ra một số tác động đến môi trường như:
+ Ô nhiễm nguồn nước: Nếu sử dụng PAC quá liều lượng hoặc không có phương án xử lý nước thải sau khi sử dụng PAC thì nồng độ nhôm trong nước sẽ tăng cao, gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật thủy sinh.
Đồng thời, lượng cặn sinh ra từ quá trình keo tụ, nếu không được xử lý đúng cách, có thể gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước và ảnh hưởng đến chất lượng đất.
Do đó, khi sử dụng PAC chúng ta cần tuân thủ một số yếu tố sau:
+ Xử lý nước thải: Nước thải sau khi được xử lý bằng PAC thì cần được xử lý thêm để loại bỏ các chất cặn lắng đọng và giảm nồng độ nhôm trước khi thải ra môi trường. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng gây ô nhiễm môi trường, làm giảm nguy cơ gây hại đến các sinh vật thủy sinh khác.
+ Cần sử dụng PAC với liều lượng phù hợp, tránh sử dụng quá liều.
+ Chọn loại PAC có độ tinh khiết cao, ít tạp chất để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Nói tóm lại, PAC là một hóa chất xử lý nước hiệu quả và an toàn khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường, chúng ta cần sử dụng PAC một cách hợp lý và tuân thủ các quy định.