Chọn dầu nhớt, mỡ bôi trơn cho máy xúc, máy công trình
Hôm nay Dauthuyluc.org.vn sẽ hướng dẫn bạn cách chọn dầu nhớt, mỡ bôi trơn tốt nhất cho máy đào, xúc ủi, máy cẩu, máy nghiền đá, máy công trình chất lượng tốt nhất, giá thành rẻ nhất và phù hợp.
Hiện nay thị trường dầu mỡ nhờn công nghiệp rất đa dạng, các thương hiệu dầu nhớt đình đám phải kể đến như Shell, BP, Total, Caltex, Castrol, Mobil, ngoài ra còn có các nhà sản xuất dầu nhớt trong nước như Petrolimex, Petro viet nam…vì quá nhiều hãng cho nên sẽ khiến cho người sử dụng cảm thấy bối rối trong việc lựa chọn dầu nhớt, mỡ bôi trơn tốt nhất cho máy xúc, máy đào, máy công trình.
Quý khách có thể đọc thêm bài viết sau:
Dầu động cơ cho máy đào, xúc ủi, máy nghiền đá:
Hầu hết các thương hiệu dầu nhớt đều sản xuất những loại dầu có phẩm cấp như nhau, theo cùng một phẩm cấp và theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc lựa chọn đúng dầu động cơ có thể đem đến rất nhiều thay đổi tích cực, bao gồm khả năng vận hành, bảo vệ và ổn định tối ưu hơn.
Ở góc độ kỹ thuật, dầu nhớt không chỉ có tác dụng bôi trơn, làm giảm ma sát giữa các bộ phận truyền động và chống bào mòn các chi tiết của động cơ của máy xúc ủi, máy nghiền đá, máy công trình, mà còn đóng vai trò làm môi trường tản nhiệt và lưu giữ các hạt vụn kim loại.
Dầu động cơ có 2 loại:
– Dầu động cơ đơn cấp: các loại phổ biến như dầu động cơ HD 40, HD 50.
– Dầu động cơ đa cấp: theo tiêu chuẩn SAE có các loại: 15W40, 20W50, 20W40.
Các loại dầu mỡ bôi trơn chất lượng cao chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng cho máy đào, xúc ủi, máy nghiền đá, máy công trình:
Quý khách có thể đọc thêm bài viết sau: “Quy trình chạy thử dầu động cơ”
Dầu động cơ Total:
Dầu động cơ Total Rubia C Plus 15W40
Dầu động cơ Total Rubia C Plus 20W50
Dầu động cơ Total Rubia TIR 6400 15W40
Dầu động cơ Total Rubia TIR 7400 15W40
Dầu động cơ Total Rubia XT 15W40
Dầu động cơ Total Rubia XT 20W50
Mỡ công nghiệp Total Multis EP 1, 2, 3
Dầu động cơ Shell:
Dầu động cơ Shell Rimula R1 Multi 20W-50
Dầu động cơ Shell Rimula R2 Extra 15W-40
Dầu động cơ Shell Rimula R4X 15W-40
Mỡ bôi trơn đa năng Shell Gadus S2 V220-2
Mỡ bôi trơn Shell Gadus S2 V100 1, 2, 3
Mỡ bôi trơn Shell Gadus S2 V220-1
Dầu động cơ Caltex:
Dầu động cơ Caltex Delo Silver Multigrade 15W40
Dầu động cơ Caltex Delo Silver Multigrade 20W50
Mỡ bôi trơn Caltex Multifak EP 1, 2, 3
Dầu động cơ Castrol:
Dầu động cơ cao cấp Castrol Vecton 15W40
Dầu động cơ Castrol Tection Medium Duty 15W40
Dầu động cơ Castrol Tection Medium Duty 20W50
Sản phẩm của các hãng uy tín trên bảo đảm đáp ứng đúng các yêu cầu kỹ thuật qui định bởi các tiêu chuẩn SAE và API nên về cơ bản là tương đương nhau. Tuy nhiên mỗi sản phẩm của từng hãng có thể được thiết kế đặc biệt để mang lại lợi ích nổi trội hơn phù hợp với phân khúc thị trường chọn lọc.
Cách chọn lựa và thay loại dầu nhớt thích hợp cho các máy công trình đang sử dụng?
Tham khảo chỉ dẫn của hãng sản xuất máy xúc ủi, máy nghiền, máy công trình, thường được ghi rõ trong “Tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng” (Owners Manual).
Các chỉ dẫn này thường là cấp độ nhớt SAE và cấp tính năng của dầu nhớt (API) và người sử dụng của máy xúc ủi, máy nghiền đá, máy công trình có thể chọn loại dầu nhớt trên thị trường có đặc tính kỹ thuật phù hợp và thương hiệu có tiếng như các sản phẩm nêu trên để được đảm bảo về chất lượng và tính năng vận hành.
Chọn dầu nhớt cho máy công trình theo tiêu chuẩn API:
Dầu nhớt dùng cho động cơ xăng được phân loại theo cấp chất lượng API cho đến thời điểm hiện nay được chia làm 9 loại: SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SH, SJ (cấp chất lượng sau cao hơn cấp trước), tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay đã cấm sử dụng loại SA, SB do không đạt yêu cầu chất lượng đối với các loại xe đang lưu hành. Xu hướng hiện nay đa số xe động cơ xăng đời mới đều khuyến cáo sử dụng dầu phẩm cấp API từ SG hoặc SH trở lên.
Phải sử dụng dầu có chỉ số SAE theo yêu cầu còn chỉ số API càng cao có nghĩa chất lượng dầu càng tốt. Thời gian thay dầu càng dài, số lần thay dầu sẽ ít hơn. Sau một thời gian động cơ làm việc, dầu biến chất và mất dần đặc tính, không đảm bảo các công dụng thông thường như kể trên, nên phải thay kịp thời. Nếu chế độ làm việc của động cơ khắc nghiệt hơn so với bình thường hoặc nếu động cơ cũ thì nên rút ngắn chu kỳ thay dầu.
Riêng dầu nhờn dùng cho động cơ diesel phân loại theo API thành các loại sau: CA, CB, CC, CD, CDII, CE, CF, CH, CI. Các xe diesel nên sử dụng loại dầu có cấp phẩm chất CD trở lên.
Ở Việt Nam cấp độ nhớt thích hợp thường là loại dầu SAE 30, SAE 40, hoặc dầu đa cấp SAE 15W – 30, SAE 15W – 40, có độ nhớt nằm trong phạm vi 9,3 đến 16,3 cSt. Các chỉ số đứng trước chữ cái W có số càng nhỏ thì càng đắt vì các nhà sản xuất phải thêm một số chất phụ gia vào dầu bôi trơn.
Chọn dầu nhớt cho máy công trình theo tiêu chuẩn độ nhớt SAE:
Xem thêm:
Độ nhớt của dầu được đo bằng centisstock (cSt) ở 40 °C và 100 °C là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến tổn hao ma sát. Phân loại theo tiêu chuẩn độ nhớt SAE, dầu nhờn được phân loại làm 11 loại (0W, 5W, 10W, 15W, 20W, 25W, 20, 30, 40, 50, 60). Loại dùng cho mùa đông có ký hiệu W, còn lại là loại dùng cho mùa hè. Dầu đa cấp là dầu thoả mãn cả hai cấp độ nhớt dành cho mùa đông và mùa hè và có nhiệt độ ít thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
Tóm lại khi lựa chọn dầu bôi trơn cho các máy công trình chuyên dụng, bạn nên làm theo thứ tự sau:
* Lựa chọn dầu thủy lực cho máy xúc theo khuyến cáo của nhà chế tạo (theo sổ tay hướng dẫn sử dụng máy)
* Lựa chọn dau thuy luc may xuc, dầu nhớt komatsu theo điều kiện làm việc, tình trạng kỹ thuật của thiết bị: nếu như không có tài liệu sổ tay hướng dẫn sử dụng các loại máy công trình.
Khi đã biết loại nhớt mà máy xúc ủi, máy nghiền đá, máy công trình mình cần, người dùng phải chú ý bảo dưỡng máy xúc đào, bảo trì máy xúc ủi, máy nghiền đá, máy công trình bằng cách thay nhớt đúng hạn, thay dau may xuc, thay nhớt cần đòi hỏi sự tỉ mỉ, định kỳ thay dầu thủy lực. Đầu tiên, phải cho động cơ chạy để dầu nóng, sau đó mở ốc xả dầu cho dầu chảy ra hết. Lúc này, người thợ phải quan sát, nếu dầu xả ra quá đen phải rửa sạch các bộ phận bên trong bằng dầu rửa máy đặc biệt, cho động cơ chạy để làm sạch đều, xả ra và dùng máy thổi thật sạch rồi mới vặn ốc xả nhớt lại, đổ dầu mới vào đúng dung lượng và chất lượng. Đọc kĩ tài liệu bảo dưỡng máy xúc, định mức nhiên liệu máy xúc.
03 cách kiểm tra dầu thủy lực cho máy công trình:
Kiểm tra dầu bằng quan sát:
Xem xét độ nhớt dầu thủy lực:
Xem xét lượng nước trong dầu thủy lực:
Bên cạnh đó, có thể dùng cách lọc giấy cũng giúp xem xét xem có nước lẫn trong dầu hay không. Thử nhỏ một chút dầu vào tờ giấy và quan sát. Nếu thấy phần đường lan ra của dầu có viền ren thì nước đã lẫn khá nhiều vào dầu rồi đấy.Để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn về việc chọn mua được 1 sản phẩm dầu nhớt và mỡ bôi trơn chất lượng phù hợp nhất. Quý khách hàng đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo các số điện thoại dưới đây :
CÔNG TY TNHH VINAFUJICO
CS 1 : Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.
CS 2: Đường 308, Phú Mỹ, Tự Lập, Mê Linh, Hà Nội.
Phone: 043.527.4727 – Fax: 043.527.4728
Hotline: 0975 696 148 – 0977 277 505.
Email: nguyentuan991987@gmail.com
Website: Dauthuyluc.org.vn
Câu hỏi thường gặp
Mỡ bôi trơn là gì?
Mỡ bôi trơn là một chất bôi trơn dạng bán rắn, có độ sệt và kết cấu đặc biệt. Nó được tạo thành từ sự kết hợp của dầu gốc (thường là dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp), chất làm đặc (như xà phòng kim loại) và các phụ gia khác.
* Đặc điểm:
+ Mỡ có độ nhớt cao hơn dầu nhớt, tạo thành lớp màng bôi trơn dày và bền.
+ Khả năng bám dính tốt, dính chặt vào bề mặt kim loại, không bị văng ra khi máy móc hoạt động.
+ Chịu được tải trọng lớn và áp suất cao.
+ Có thể hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ cao hoặc thấp.
+ Nhiều loại mỡ có khả năng chống nước, bảo vệ các bộ phận khỏi rỉ sét.
Mỡ bôi trơn dùng cho mục đích gì?
Ngày nay, người ta có thể sử dụng mỡ bôi trơn cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như"
+ Giảm ma sát: Khi các bộ phận kim loại cọ xát vào nhau, mỡ bôi trơn tạo ra một lớp màng mỏng giữa các bề mặt, giảm ma sát và mài mòn.
+ Bảo vệ chống ăn mòn: Mỡ bôi trơn tạo một lớp màng bảo vệ các bộ phận kim loại khỏi tiếp xúc trực tiếp với không khí và hơi ẩm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa và ăn mòn.
+ Chịu tải trọng cao: Mỡ bôi trơn có khả năng chịu được tải trọng lớn và áp suất cao, giúp các bộ phận hoạt động ổn định và bền bỉ.
+ Chống bụi bẩn: Mỡ bôi trơn tạo một lớp màng chắn, ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập vào các khe hở, bảo vệ các bộ phận bên trong.
+ Làm kín: Mỡ bôi trơn giúp làm kín các khe hở nhỏ, ngăn chặn sự rò rỉ dầu mỡ và các chất bẩn khác.
Để chọn mua được mỡ bôi trơn chính hãng giá tốt nhất, hãy ghé ngay đến cửa hàng Vinafujico của chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ ngay nhé.
Thành phần của mỡ bôi trơn là gì?
Mỡ bôi trơn là một hỗn hợp phức tạp, nhưng nhìn chung, nó bao gồm 3 thành phần chính sau:
+ Dầu gốc: Đây là thành phần chính, chiếm khoảng 70-90% khối lượng mỡ. Dầu gốc có thể là dầu khoáng, dầu tổng hợp hoặc một hỗn hợp của cả hai. Loại dầu gốc sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của mỡ, bao gồm khả năng chịu nhiệt, chịu áp suất, độ bền oxy hóa và khả năng bôi trơn.
+ Chất làm đặc: Nó có tác dụng giữ cho dầu gốc không bị chảy ra khỏi hỗn hợp, tạo thành một cấu trúc đặc trưng cho mỡ. Các chất làm đặc phổ biến bao gồm: xà phòng lithium, xà phòng canxi, xà phòng natri, polyurea, bentone. Loại chất làm đặc sẽ quyết định đến độ cứng, khả năng chịu nhiệt, chịu nước và các tính năng khác của mỡ.
+ Phụ gia: Đây là các chất hóa học được thêm vào để cải thiện các tính năng của mỡ, như: chống mài mòn, chống oxy hóa, chống gỉ sét, tăng độ bám dính, khả năng chịu nhiệt...
Mỡ bôi trơn đa dụng là gì?
Mỡ bôi trơn đa dụng là một loại mỡ có khả năng sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trong nhiều điều kiện làm việc khác nhau. Nó được thiết kế để cung cấp khả năng bôi trơn tốt, bảo vệ các bộ phận máy móc khỏi ma sát, ăn mòn và mài mòn.
Khác với mỡ bôi trơn thông thường, mỡ đa dụng có thể sử dụng được cho nhiều loại máy móc, thiết bị khác nhau, chịu được nhiều điều kiện làm việc khác nhau như nhiệt độ cao, thấp, ẩm ướt, khô ráo, chịu được tải trọng lớn và áp suất cao, kháng nước tốt.
Nhờ vào tính đa dụng của nó mà mỡ đa dụng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như:
+ Công nghiệp: Bôi trơn cho các loại máy móc, thiết bị công nghiệp, ổ bi, bánh răng...
+ Ô tô: Bôi trơn cho các bộ phận như khớp nối, ổ trục bánh xe, bulong ốc vít...
+ Xe máy: Bôi trơn cho các bộ phận như ổ khóa, xích, phuộc...
+ Nông nghiệp: Bôi trơn cho các loại máy móc nông nghiệp.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua tại cửa hàng Vinafujico của chúng tôi.
Mỡ bôi trơn có độc hại hay không?
Mỡ bôi trơn không gây độc hại nếu sử dụng đúng cách và tuân thủ các hướng dẫn an toàn. Tuy nhiên, như mọi sản phẩm hóa chất khác, mỡ bôi trơn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nếu không được sử dụng đúng cách.
Thành phần chính của mỡ bôi trơn là dầu gốc (thường là dầu khoáng hoặc dầu tổng hợp) và chất làm đặc. Nếu dầu gốc được tinh chế kỹ càng và không chứa các tạp chất độc hại, thì mỡ bôi trơn sẽ tương đối an toàn. Tuy nhiên, một số loại phụ gia có thể gây kích ứng da hoặc mắt nếu tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, khi mỡ được đun nóng hoặc ở dạng phun xịt, nếu không có phương án bảo hộ, chúng ta có thể hít phải hoặc nuốt phải, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.
Muốn hạn chế được những tác động không tốt của mỡ bôi trơn, khi sử dụng, bạn cần:
+ Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng mỡ bôi trơn.
+ Khi làm việc với mỡ bôi trơn, nên đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ để bảo vệ da và mắt.
+ Sau khi sử dụng mỡ bôi trơn, cần rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
+ Bảo quản mỡ bôi trơn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và lửa.
+ Đặc biệt, cần giữ mỡ bôi trơn xa tầm với của trẻ em.
Tóm lại, mỡ bôi trơn thường không sẽ không gây độc hại nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tuân thủ các biện pháp phòng hộ và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.